Ngày nay, với nhu cầu tăng về tính năng động, thẩm mỹ và tiện
nghi của nội thất hội trường, thì những mẫu nội thất hội trường cổ điển đã được
thay thế hoặc phát triển bởi những mẫu hội trường khác, đa dạng hơn, độc đáo
hơn. Cùng Xem một số cách thiết kế hội trường nhé.
1.Kiểu Hollow (Rỗng ở giữa)
Hội nghị bàn vuông sắp xếp trong một bát giác vuông hoặc
hình chữ nhật, ở giữa để trống. Ghế được đặt xung quanh phía bên ngoài của bàn.
Quy mô lớn hơn cuộc họp thông thường của 12-30 người, mà tại
đó sự tương tác giữa các người tham dự là quan trọng và các cuộc họp khi không
có một nhà lãnh đạo hay diễn giả được chỉ định hoặc trình bày.
Sắp xếp kiểu này rất hữu ích khi cung cấp không gian làm việc
cho mỗi người và khiến người tham dự giao tiếp tốt hơn.
2. Kiểu Bàn tròn (tiệc
set menu – Gala dinner)
Các bàn hình tròn, mỗi bàn thường từ 6 – 10 người, thường sử
dụng trong các buổi sự kiện có ăn uống. Thỉnh thoảng, có sự kiện người ta sắp xếp
tiệc nửa bàn tròn, sắp xếp ghế một nửa bàn để người tham dự có thể hướng mặt về
phía sân khấu hoặc phía diễn giả.
Hội trường sắp xếp theo kiểu này phù hợp trong những buổi hội
thảo bao gồm phục vụ tiệc
.
Ưu điểm:
-Tốt nhất cho những buổi tiệc cần phục vụ ăn uống tận nơi
cho khách
-Tương tác tốt giữa những người tham gia ngồi cùng bàn.
Nhược điểm:
-Chiếm nhiều diện tích.
>>>Có thể bạn chưa biết: Những lưu ý khi lựa chọn vách ngăn văn
phòng
3. Kiểu bàn Tiếp
khách hoặc Cocktail
Bàn tiết diện nhỏ (thường là đường kính 15-30 cm hoặc 38-76
cm) với ghế.
Thường được sắp xếp khi có tiệc tea break hoặc buffet.
Ưu điểm:
Ít diện tích, phong cách hiện đại, tương tác cho khách tốt.
Nhược điểm:
-Không phải sự kiện nào cũng phù hợp để sử dụng.
-Bình đẳng/ cộng đồng (Round set up with no table)
4. Sắp Xếp kiểu bàn tròn Bình Đẳng
Phù hợp các mô hình họp sáng tạo trong đó đề cao tối đa vai
trò của người tham dự, yêu cầu nhiều không gian cho hoạt động (điển hình mô
hình Open Space).
Ưu điểm:
- Tạo sự thoải mái
cho người tham dự.
- Tạo tâm lý bình đẳng
và nhấn mạnh vai trò cá nhân.
- Tận dụng không
gian.
- Vô cùng linh hoạt
trong bố trí hoạt động hay luân chuyển giữa thảo luận nhóm nhỏ/ lớn.
>>>Góc bên lề: Chỉ với một chút sáng tạo tận dụng tách trà cũ để tạo những đồ trang
trí xinh xắn, bạn sẽ làm cho không gian của mình trở nên sinh động hơn
rất nhiều, sao bạn không thử nhỉ.
Nhược điểm:
- Không tạo được
không khí trang trọng.
- Phụ thuộc quy
trình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét